thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2017
INDUSTRIE 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0)”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Ha-nô-vờ ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời trong bối cảnh: (1) thế giới đang tìm kiếm mô hình phát triển bền vững và hiệu quả sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009; (2) xu hướng già hóa dân số ở các nước phát triển dẫn đến thiếu nguồn nhân công; (3) sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi từ lợi thế chi phí lao động thấp; (4) sự hội tụ của khoa học và công nghệ bao gồm trí tuệ nhân tạo, người máy, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học và vật liệu mới. Tại Đức các công ty vừa và nhỏ là nguồn cảm hứng lớn nhất cho việc tìm ra công nghệ mới nhằm đáp ứng sự phát triển trong bối thiếu nhân lực, trong khi công nghệ tự động hóa như Siemens cung cấp không phổ biến bởi giá thành cao. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ Cộng hòa Liên bang Đức là nhằm tìm ra công nghệ mới (được gọi là industrie 4.0) có khả năng đáp ứng thay thế nguồn nhân lực xu hướng già, đáp ứng cho việc phát triển mô hình kinh tế mới hiệu quả và bền vững hơn. Trong đó công nghệ người máy, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo được nâng cao lên một bước tiến nhờ vào Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, thực tế áo, xử lý dữ liệu lớn cũng như các công nghệ về vật liệu mới và công nghệ sinh học. Industrie 4.0 không giống như các công nghệ như siemens đã có mặc dù về kết quả mang lại có thể là tương đồng, tuy nhiên, Industrie 4.0 là để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng áp dụng tự động hóa ở một mức cao hơn với giá thành phù hợp.